Archive for Tháng Chín 2016

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

Tháng Chín 12, 2016

11-9-2016

h1174

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09)

Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động. Đọc tiếp »

FORMOSA HÀ TĨNH: KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG!

Tháng Chín 10, 2016

-Nguyễn Đăng Quang-

Việc cho phép Formosa vào Việt Nam và giao cho nó 2

địa điểm tối quan trọng về an ninh-quốc phòng (Vũng Áng và

cảng nước sâu Sơn Dương) ở Hà Tĩnh là một sự khờ dại rất

khó hiểu của lãnh đạo nước ta – ở địa phương và cả ở Trung

ương – vì nếu Trung Quốc động binh thì Vũng Áng, Sơn Dương

sẽ là 2 “tử huyệt” chết người, nó sẽ ngay lập tức chia cắt và cô

lập 2 miền Nam-Bắc, và quyền kiểm soát đất nước sẽ nhanh

chóng rơi vào tay quân thù! Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Tổng

Tham mưu trưởng QĐNDVN, hiện là Phó Chủ tịch Quốc Hội,

đã nhìn thấu vấn đề khi ông tuyên bố trước Ủy ban Thường

vụ Quốc Hội hôm 11/7/2016: “ Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài Đọc tiếp »

Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Những người hùng ngã xuống

Tháng Chín 7, 2016

Chỉ 1 đại đội quyết đấu với một lực lượng gấp hàng chục lần tràn lên đỉnh núi, quá đông và hung hãn.

Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Lính Trung Quốc đông như kiến, chết như ngả rạ

Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Cuộc tử chiến bi hùng trên Núi Đất

Kỳ 3: Ký ức bi hùng

Nhắc lại đợt tấn công thứ 2 của quân Trung Quốc trên cao điểm 1509 (Vị Xuyên, Hà Giang) ngày 28/4/1984, cựu binh Đường Minh Tuấn (Trung đoàn 122, Sư đoàn 313) cho biết: “Hơn 9h sáng, chúng dội pháo như mưa, tưởng như sẽ san phẳng đỉnh núi, rồi kéo hết quân số lên từ mọi ngả định tấn công tổng lực”.

Chỉ 1 đại đội (quân số chưa đến 100 người) quyết đấu với một lực lượng gấp hàng chục lần tràn lên đỉnh núi, quá đông và hung hãn, nhưng các chiến sĩ chốt giữ không ai chịu lùi bước, quyết bắn đến viên đạn cuối cùng.

Cựu binh Đỗ Minh Sáng khẳng định: “Cuộc tấn công của quân Trung Quốc trong ngày 28/4/1984 trên đỉnh 1509 dù lấn chiếm được một số vị trí nhưng tổn thất về quân số thì không thể kể hết. Quân Trung Quốc đã phải kinh hoàng trước khả năng phối hợp chiến đấu và tinh thần kiên cường gan dạ của bộ đội Việt Nam”.

3

 Đỉnh 1509, nơi diễn ra cuộc tử thủ 32 năm trước Đọc tiếp »

Hồi ức bi hùng giữ Núi Đất: Mỗi bộ đội phải chọi 20 tên lính Trung Quốc

Tháng Chín 7, 2016

(VTC News) – Trước những thông tin không chính thống xuất hiện càng nhiều, chỉ huy Trung đội bảo vệ Núi Đất mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) đã viết hồi ký kể lại những ngày chống quân Trung Quốc xâm lược bi hùng, đầy máu và tinh thần quả cảm của bộ đội ta.

Về cuộc chiến trên điểm cao 1509 (Núi Đất, Vị Xuyên, Hà Giang), có rất nhiều tài liệu không chính thống được tung lên trên mạng, gây dư luận đồn đoán, nhiều suy diễn. Phóng viên đã tiến hành gặp gỡ những nhân chứng trực tiếp chiến đấu trên điểm cao 1509, ghi lại những ký ức suốt đời không bao giờ quên của họ qua loạt bài: Cuộc tử chiến bi hùng trên núi Đất.

Mới đây, tòa soạn nhận được hồi ký của cựu binh Đỗ Minh Sáng (Sơn Dương, Tuyên Quang). Ông Sáng là người cuối cùng rút khỏi 1509, khi quân Trung Quốc dùng chiến thuật biển người tràn lên lấn chiếm. Đạn hết, thương vong quá lớn, các chiến sỹ buộc phải rút lui bảo toàn lực lượng, chờ dịp phản kích. Đến cuối năm 1989, quân Trung Quốc chính thức rút hết quân đội ra khỏi những cao điểm đã lấn chiếm trong cuộc chiến biên giới Vị Xuyên 1984-1989.

Chúng tôi xin được đăng lại hồi ký 1509 của cựu binh Đỗ Minh Sáng, để bạn đọc hiểu hơn về cuộc chiến bi hùng này:

Tôi là Đỗ Minh Sáng, nguyên Trung đội trưởng Trung đội 3, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 122, Sư đoàn 313. Tháng 7/1983 tôi được điều về nhận công tác tại đại đội 6, được giao nhiệm vụ chốt giữ trên đỉnh điểm cao 1509 .

Nhớ lại những ngày đầu về đơn vị, đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được cán bộ chiến sỹ yêu thương đùm bọc nhau như anh em một nhà. Đọc tiếp »

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

Tháng Chín 6, 2016

Trần Gia Ninh

clip_image001[3] (2)
Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây? (1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

Bách Việt là ai và ở đâu?  Đọc tiếp »

Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập: Thư kêu gọi ủng hộ việc khởi kiện công ty Formosa

Tháng Chín 4, 2016

Ngày 30-06-2016, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức thông báo 3 điều quan trọng: 1- công ty Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra thảm họa thủy sinh vật chết hàng loạt và biển nhiễm độc nặng tại 4 tỉnh miền Trung; 2- Formosa chấp thuận bồi thường thiệt hại với số tiền 500 triệu đô-la Mỹ; 3- Việc khởi tố Formosa hay không thì cơ quan tố tụng tư pháp sẽ xem xét, Chính phủ chẳng can thiệp?!
Công luận đã chẳng hài lòng về các kết luận này, vì chính phủ chỉ nói đến thủ phạm mà không đề cập đến các đồng phạm; ngửa tay nhận số tiền bèo bọt mà chẳng thông qua những cuộc khảo sát đầy đủ về thiệt hại môi trường và sức khỏe; biện luận cho việc cân nhắc chuyện khởi tố thủ phạm bằng ngạn ngữ nhân gian “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”?!

 

Từ đó đến nay, Formosa lại bị vạch trần thêm nhiều sai phạm nghiêm trọng là chôn chất thải độc chưa xử lý tại nhiều nơi trên đất nước; các quan chức đã đưa công ty khét tiếng “tội phạm môi trường toàn cầu” này vào Việt Nam, cho nó rất nhiều điều kiện ưu đãi, cũng như đã lắm phen bao che cho nó trước ngày 30-06, vẫn chẳng hề hấn gì; nhiều cuộc biểu tình của công dân, đặc biệt ngư dân lâm nạn, đề đòi bồi thường đầy đủ về và đưa thủ phạm ra tòa, đã bị nhà cầm quyền đàn áp khốc liệt. Đọc tiếp »

Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa?

Tháng Chín 3, 2016

Phan Hồng Giang

Văn hóa đã bắt đầu suy thoái từ rất lâu

Tôi nhớ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi miền Bắc đang “vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, người dân Tràng An đã than phiền về nạn càn quấy của đám trai trẻ mặc quần ống tuýp, để tóc dài khiến các quý thanh niên “Cờ đỏ” đông nhan nhản ở Bờ Hồ phải thủ sẵn kéo lăm le cắt ống quần, cắt tóc dài để dạy chúng bài học vỡ lòng về… phép ứng xử văn hóa (!)

Tôi nhớ cũng vào những năm đó, nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện có lần ông đi xem phim ở rạp Bắc Đô, Hàng Giấy. Khi đèn đã tắt, phim đã bắt đầu chiếu, thấy mấy cậu choai choai ngồi hàng phía trên nói chuyện rào rào, phì phèo thuốc lá, ông bèn khẽ khàng nhắc nhở: “Các cháu tắt thuốc đi nhé!”. Bất ngờ ông nghe thấy giọng nạt nộ: “Này thằng già, liệu mà câm mồm đi!”, và các mẩu thuốc cháy dở tới tấp bay vào người ông. Không một ai lên tiếng bênh vực ông. Ông đành phải câm mồm thật, nếu không muốn bị khủng bố tiếp. Nhà văn ngậm ngùi đúc kết: “Thời nay, cái Thiện đã chịu thua cái Ác!”.

Thời ấy người ta cũng đã từng đâm chém nhau vì va chạm… xe đạp. Các vị cán bộ nhà nước mặc đại cán nghiêm chỉnh cũng đã từng không kiêng dè, to tiếng cãi vã so bì nhau từ lạng chè, bao thuốc đến chiếc vành, chiếc lốp hay chục cái nan hoa mua theo sổ căng-tin cơ quan, chưa nói đến cuộc “đại chiến” vì phiếu mua xe đạp phân phối hay những căn phòng nhà tập thể không khép kín… Đọc tiếp »