THÔNG BÁO !

Tháng Mười Hai 15, 2017

35

DO HOÀN CẢNH CÁ NHÂN KHÔNG CHO PHÉP:

TỪ HÔM NAY ( 15/12/2017 ), tôi chính thức khép lại trang Blog này.

VẬY THÔNG BÁO ĐỂ BẠN ĐỌC ĐƯỢC BIẾT. 

Bình luận Quy định 102 của ĐCSVN

Tháng Mười Hai 10, 2017

Nguyễn Đình Cống

  1. Giới thiệu Quy định 102

Ngày 15 tháng 11/2017 Đảng CSVN ban hành QĐ số 102 – QĐ/TW về XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM. QĐ này thay cho QĐ số 181 – QĐ/TW ngày 30/3/2013. Về hình thức: QĐ 102 gồm 31 trang A4, tổng trên 2 vạn chữ, quá dài. Về nội dung, có 5 chương với 37 điều. Chương I – Qui định chung (6 điều). Chương II – Các vi phạm về chính trị, tổ chức. Điều 7 – Quan điểm chính trị. 8 – Tập trung dân chủ. 9 – Bầu cử. 10 – Tuyên truyền, phát ngôn. 11 – Tổ chức, cán bộ. 12 – Bí mật. Chương III – Các vi phạm về chính sách, pháp luật. Điều 13 – Phòng chống tội phạm. 14 – Thanh tra, kiểm tra. 15 – Khiếu nại tố cáo. 16 – Tham nhũng lãng phí. 17 – Đầu tư xây dựng. 18 – Tài chính ngân hàng. 19 – Nhân đạo từ thiện. 20 – An sinh xã hội. 21 – Đất đai, nhà ở. 22 – Văn bằng chứng chỉ. 23 – Lập hội, biểu tình. 24 – Hôn nhân gia đình. 25 và 26 – Kết hôn, quan hệ với người nước ngoài. 27 – Kế hoạch hóa gia đình. 28 – Đạo đức y tế. Chương IV – Các vi phạm về đạo đức lối sống, tín ngưỡng tôn giáo. 29 – Lãnh đạo điều hành. 30 – Chức trách công vụ. 31 – Tệ nạn xã hội. 32 – Bạo lực gia đình. 33 – Đạo đức, nếp sống. 34 – Tín ngưỡng tôn giáo. Chương V – Điều khoản thi hành (3 điều).

QĐ 102 có hình thức và nội dung tương tự so với QĐ 181, có thêm 1 điều về thời hiệu xử lý kỷ luật (điều 3). Mỗi điều của các chương II; III; IV có 3 mục 1; 2; 3 ứng với 3 mức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo (hoặc cách chức), khai trừ. Mỗi mục (1; 2; 3) lại có các tiểu mục a; b; …I, k, kể ra chi tiết các hành động, lời nói, ý nghĩ vi phạm kỷ luật. Tiếp tục đọc

Liệu có phải khai trừ đồng chí Mác và đồng chí Ăng-ghen?

Tháng Mười Hai 9, 2017

Nguyễn Khắc Mai

Karl Mark. Theo tôi biết thì cụ Mác, ban đầu viết tên như thế, sau này có người viết là Marx, và cụ chấp nhận như vậy (bây giờ ai cũng nghĩ tên cụ có nghĩa là thần chiến tranh). Nhưng điều quan trọng hơn, cụ là tổ sư của các đảng cộng sản. Các đảng cộng sản trên thế giới, kể cả cái hội nghị gì ở “Pẩy chinh” vừa qua cũng không nói gì khác. Như thế vẫn phải công nhận cụ là tổ sư của Đảng.

Thế nhưng đồng chí Karl Marx đang bị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào danh sách những đảng viên phạm kỹ luật có thể khai trừ, theo cái quy định trong Quyết định số 102 QĐ/TW do một ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức ký nhằm xử lý kỷ luật đảng viên.

Nguyên văn mà báo Tuổi trẻ (thường) số ra ngày thứ Sáu 8-12-2017 đưa tin: Khai trừ Đảng nếu bôi nhọ lãnh tụ và Đảng, cụ thể là: “Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ nếu đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên đa đảng”… bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng… hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng”. Tiếp tục đọc

THANH TRA ĐẤT ĐỒNG TÂM: Bài 1: CÓ AI TIN VÀO THANH TRA HÀ NỘI?

Tháng Mười Một 26, 2017

 -Nguyễn Đăng Quang-

 Thư mời TTHN

Biến cố Đồng Tâm đã để lại nhiều bài học đau xót. Một trong các bài học này chính là công tác thanh tra. Những bức xúc, bất bình và khiếu nại của người dân chất chứa trong nhiều năm về những sai phạm trong việc sử dụng, quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và sân bay Miếu Môn không hề được các cấp chính quyền Hà Nội xem xét, giải quyết! Ngày 20/4/2017, UBND Hà Nội thông báo mới quyết định lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện vấn đề đất đai ở Đồng Tâm và cam kết sẽ phán xử công minh! Nhưng rồi sau đó, kết luận phũ phàng của Thanh tra Hà Nội làm người dân Đồng Tâm từ chỗ chưa kịp lóe lên niềm HY VỌNG đã sớm tắt ngấm LÒNG TIN vào chính quyền! Đúng như KTS Trần Thanh Vân, trong “Thư gửi ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung”, đã thẳng thắn đánh giá bản kết luận của Thanh tra Hà Nội là “coi thường sự thật, thậm chí còn lươn lẹo, dối trá”! Còn nhà báo Nguyễn Đình Ấm viết trong “Thư ngỏ gửi Thanh tra và Công an Hà Nội về vụ Đồng Tâm”, đưa ra nhận định rất xác đáng: Các vị đã cố tình làm “rối trí người đọc” để “phức tạp hóa” tình hình một sự việc vốn rất đơn giản!  

Như tất cả mọi người đều đã biết, ngày 22/4/2017, trong bản “Cam kết 3 điểm” với người dân Đồng Tâm, ngay tại điều cam kết đầu tiên, ông Chủ tịch Hà Nội đã viết rất rõ ràng : “Trực tiếp kiểm tra Đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao, làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật khu vực đất Đồng Sênh rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Đồng Tâm theo quy định của pháp luật.” Tiếp tục đọc

Hậu APEC: Chính trường Việt Nam ‘sẽ có kịch hay’?

Tháng Mười Một 21, 2017

 

Phạm Chí Dũng

“Hoa đến kỳ thì hoa phải nở – Đò đã đầy thì đò trở sang sông”. Chẳng nên quan tâm nhiều đến sự thế chân như một quy luật tất yếu giữa các thế hệ, dầu trong một đảng mà quyền lực đang luôn là mục tiêu để gầm ghè nhau thì cũng vậy. Việc ông Trọng buột thốt ra một cách quá “hồn nhiên lão làng” trong cuộc thưởng trà với sói già họ Tập ở ngôi nhà sàn của cố Chủ tịch Hồ cho thấy ông ấy đã tại vị hơi lâu ở cái tuổi “già thì nói lẫn” thật rồi. Vấn đề là người sẽ kế chân ông, dù là ông Trần Đại Quang hay ai đi nữa, trong mỗi cuộc trình diễn trên sân khấu chính trường hiện tại, có thấp thoáng .phía sau cái bóng lừng lững của chính con sói đang/đã gật gù với cụ Tổng, vờ làm cách vui vẻ nghe cụ khen trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam hay không, và cái bóng hay cười gằn đó mờ rõ đến chừng nào. Đó mới là điều 90 triệu quốc dân quan tâm nghe ngóng, vì nó là thước đo để xem người có khả năng kế chân ấy là lú hay không lú, lú nhiều hay lú ít, sớm lú hay chậm lú, thưa bạn Phạm Chí Dũng.

Bauxite Việt Nam

Ông Trọng và ông Tập ở Hà Nội.

Chỉ trong vòng một tháng, chính trường Việt Nam đã diễn ra hai hiện tượng hoàn toàn phản ngược.

Phản ngược

Vào những ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, trên các mặt báo nhà nước Việt Nam tràn ngập hình ảnh Trần Đại Quang – Chủ tịch nước – trong các cuộc gặp đa phương lẫn song phương với các nguyên thủ quốc gia, kể cả bộ ba quyền lực mạnh nhất trên thế giới là Donald Trump, Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Tiếp tục đọc

Hãy nghe và hãy nhìn vào người dân trên đường phố (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 22)

Tháng Mười Một 20, 2017

Tương Lai

Không thể chuyển dịch bán đảo hình chữ S nằm ở rìa Đông Nam lục địa châu Á nhìn ra Biển Đông ra xa khỏi cái “lục địa khổng lồ” này, chứ nếu được thì ông cha ta đã tính đến kế đó từ lâu! Để gì? Để tránh xa ông láng giềng khó chơi vì mộng bành trướng của các vương triều Trung Quốc chưa bao giờ nguôi, mà nước ta lại là đối tượng trực tiếp và thường xuyên nhất. Có lẽ chỉ có sự vận động của vũ trụ nói chung, của quả đất nói riêng, mới làm được việc đó, nhưng lúc ấy thì tất, tất cả chúng ta đã là tro bụi trầm tích dưới nhiều tầng địa chất ở đâu đó rồi! Thì chẳng thế sao?

Nhân sắp đến ngày 20 tháng 11 tôi tìm đọc lại những trang trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam của thầy tôi, Gs Lê Bá Thảo, “một cuốn sách vượt hẳn lên mọi cuốn sách địa lý Việt Nam đã được xuất bản đến hôm nay… vạch ra được những đường nét của một tổ chức lãnh thổ mới cho những thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba” như giới học giả quốc tế đánh giá. Cuốn sách này người thầy kính yêu đã tặng tôi ngày 24.1.1991 khi hai thầy trò chúng tôi cùng tham gia trong Hội đồng nghiệm thu một đề tài khoa học cấp nhà nước Nghiên cứu về Đồng bằng Sông Cửu Long (tên cụ thể thì tôi quên mất rồi, còn tên tác giả, một giáo sư danh tiếng ở nước ngoài về, tôi không tiện nhắc tên).

Dừng lại suy nghĩ những trang về cấu tạo địa hình đất nước, thầy tôi viết: “Bây giờ nếu chúng ta quay trở về được cách đây chừng vài trăm triệu năm thì có lẽ cảnh tượng đất nước sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta sẽ không thấy có dải đất hình cong chữ S quen thuộc mà chỉ có một vài khối núi lớn bị san bằng nổi chơ vơ trên biển cả”!… Để làm được trọn vẹn công việc của mình, thiên nhiên đã phải bỏ công sức đến hàng trăm triệu năm, không kể những giai đoạn trước đó… Thế mà con người chỉ mới xuất hiện trên bề mặt trái đất này nhiều nhất là 3 triệu năm, còn chúng ta thì cố gắng lắm cũng chỉ sống được khoảng trên dưới 100 năm… Đất nước chúng ta cho đến giờ vẫn chưa phải đã chấm dứt sự tiến hóa của nó…: năm 1923, một vài đảo, trong đó có đảo Tro, bỗng xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Nha Trang để rồi chìm xuống đáy sâu, khi biến đi cũng đột ngột như khi xuất hiện. Sự phát triển lâu dài của đất nước ta để lại dấu vết ở khắp nơi và có nhiều cảnh tượng thực sự không hiểu được nếu chúng ta không tính đến điều đó. Tiếp tục đọc

Thư gửi Tổng thống Trump

Tháng Mười Một 13, 2017

 

 

 a9
Tổng Thống Donald Trump phát biểu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tổng Giám Đốc APEC

Nguyễn Nhã – Kính gửi Tổng thống Donald Trump
Vị Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ đầu tiên đến Việt Nam phát biểu có nhắc đến Hai Bà Trưng và lòng yêu nước.

TP. Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 11 năm 2017
Kính thưa Tổng thống,
Nếu sau này có chép sử Việt Nam, chắc chắn không bỏ qua chuyến thăm Việt Nam với lời phát biểu của Tổng thống tại Đà Nẵng Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo Doanh nghiệp APEC, ngày 10 tháng 11 năm 2017 đã có đoạn nói rằng:

…Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn. Ngày nay, những người yêu nước, anh hùng trong lịch sử nắm giữ những câu trả lời cho những câu hỏi lớn về tương lai và thời đại của chúng ta. Họ nhắc nhở chúng ta là ai, sứ mệnh của chúng ta là gì. Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để nâng người dân và thế giới lên những tầm cao mới chưa từng có.Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, thịnh vượng, niềm tự hào”. Tiếp tục đọc

Sau thế kỷ “đỏ” sẽ là thế kỷ “xám”?

Tháng Mười Một 9, 2017

Một câu hỏi trong khi nghĩ về 100 năm Cách mạng Tháng Mười và Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa mới bế mạc

Nguyễn Trung

Vâng, sau thế kỷ “đỏ” có thể sẽ là thế kỷ “xám”!?

Đấy là ý nghĩ ngay tức khắc của tôi, sau khi thấy thiên hạ đưa ra khái niệm thế kỷ “đỏ” trong bàn luận về 100 năm Cách mạng Tháng Mười. Nhất là ít lâu nay đó đây trên thế giới đã có ý kiến coi thế kỷ 21 là của Trung Quốc…

  1. Về ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười

Thừa nhận những ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu của Cách mạng Tháng Mười Nga (CMTM), nhiều báo chí và học giả trên thế giới gọi 100 năm qua là thế kỷ “đỏ”. Đánh giá này trước hết dựa vào những tác động của Cách mạng Tháng Mười đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo thế giới và xu thế phát triển của nó với những dấu ấn khác nhau suốt 100 năm qua, mặc dù nước Nga của Tổng thống Putin không có lễ kỷ niệm sự kiện này.

Sự thật là:

– CMTM đã diễn ra như một tất yếu lịch sử của sự phát triển ở nước Nga đã đi tới bước khốn cùng và trong bối cảnh phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang ở đỉnh cao trong cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột tàn tệ của chủ nghĩa tư bản tại thời kỳ này. Cuộc cách mang này mang trong nó những lý tưởng cao đẹp về giải phóng con người, hứa hẹn khả năng mở ra một con đường phát phát triển mới đầy hy vọng, vì lẽ này nó được coi như mùa xuân của nhân loại, đã cổ vũ nức lòng trào lưu tiến bộ trên thế giới. Những người chống lại quan điểm này gọi CMTM là một cuộc đảo chính bôn-xê-vich!

– Xuất hiện cường quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) Liên Xô với tính cách là một trong những yếu tố quyết định cùng với các lực lượng đồng minh đánh bại các thế lực phát xít trong Chiến tranh Thế giới II.

– Tạo ra sự hình thành hệ thống thế giới XHCN – trong đó có sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) – đối kháng với hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, làm xuất hiện cục diện chiến tranh lạnh I với nội dung “2 phe 4 mâu thuẫn”.

– Thúc đẩy và hậu thuẫn mạnh mẽ phong trào giành độc lập dân tộc của các nước thế giới thứ ba – qua đó góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thuộc địa. Trong quá trình phát triển này chủ nghĩa đế quốc với nội hàm cổ điển coi như đã cáo chung. Tiếp tục đọc

Một trăm năm Cách mạng Nga: Cách mạng Nga đã gây ra những tổn thất kinh hoàng

Tháng Mười Một 7, 2017

Yuri Maltsev

Phạm Nguyên Trường dịch

Marxism-Leninism là ý thức hệ tàn ác và làm chết nhiều người nhất trong lịch sử.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, muốn phớt lờ cuộc Cách mạng Bolshevik – tháng này sẽ là kỷ niệm 100 năm. Putin nói với các cố vấn rằng sẽ không cần kỷ niệm sự kiện này. Ông ta biết rõ hơn – không có gì đáng tự hào.

Bắt đầu bằng cuộc cách mạng năm 1917

Cuộc đảo chính ngày 7 tháng 11 năm 1917 đã mở ra giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại.

Những hiện tượng kinh hoàng của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XX – của Lenin, Stalin, Hitler, Mussolini, Mao và Pol Pot – là con đẻ của năm 1917. 70 năm trước đó, Marx và Engels dự báo rằng việc lật đổ chế độ tư bản cần bạo lực và “chuyên chính vô sản… nhằm quét sạch tàn dư của chủ nghĩa tư bản”. Lenin đã tiến hành “quét sạch” bằng những chiến dịch khủng bố bừa bãi, như những người xã hội chủ nghĩa Nga trước ông ta đã làm và những người khác sẽ tiếp tục làm sau khi ông ta chết. Tiếp tục đọc

Thế kỷ máu của chủ nghĩa cộng sản

Tháng Mười Một 7, 2017

Stephen Kotkin

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ.

Chủ nghĩa cộng sản đi vào lịch sử như là sự kết tội chủ nghĩa tư bản, kịch liệt nhưng đầy chất lý tưởng, và hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, cũng như những người cánh tả khác, đều đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản đã gây ra tình trạng bi thảm của nông dân và công nhân cũng như sự lan tràn của lao động nhập cư và lao động trẻ em. Những người cộng sản nhìn thấy cuộc tàn sát trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất như là hậu quả trực tiếp của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc để giành giật thị trường nước ngoài. Tiếp tục đọc

BIẾN CỐ ĐỒNG TÂM: CÔNG AN HÀ NỘI NÊN SỚM ĐÌNH CHỈ 2 VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐÃ KHỞI TỐ!

Tháng Mười Một 3, 2017

    -Nguyễn Đăng Quang-

Bac Quang 02

Cách đây gần 5 tháng, ngày 13/6/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố 2 vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Tp.Hà Nội) ngày 15/4/2017. Quyết định này đã và đang gây ra tranh cãi sôi nổi về mặt pháp lý, thực tiễn cũng như cả về mặt đạo lý và chính trị trong suốt hơn 4 tháng qua! Hệ quả của quyết định khởi tố này có lợi hay hại cho việc thực thi và răn đe pháp luật; lợi hay hại cho việc giữ gìn và duy trì sự ổn định xã hội; và đặc biệt là lợi hay hại cho việc xây dựng và củng cố lòng tin giữa chính quyền và người dân địa phương? Theo tôi, có lẽ không nên vội khẳng định hoặc đưa ra xét đoán hay nêu lên kết luận cuối cùng, vì đây là điều không dễ, vì mỗi bên đều có lý lẽ của riêng mình, chưa nói đến việc đây là quyết định khởi tố của phía chính quyền, người đang nắm trong tay mọi sức mạnh! Vậy, hãy tạm gác lại việc đánh giá nó (quyết định khởi tố này) có “đắc nhân tâm” hay không, để tập trung trả lời cho câu hỏi, rút cuộc quyết định này sẽ dẫn dắt các bên đi về đâu? Đi về đâu, chưa ai rõ, nhưng trước mắt nó không chỉ làm cho cuộc sống của hơn 9 ngàn người dân xã Đồng Tâm bất an mà làm cả cho hệ thống chính trị ở địa phương này bất ổn!

Viết đến đây, tôi nhớ lại hồi đầu năm 2016, trước “điểm nóng” ở Thị xã Sầm Sơn do 10 ngày liên tục (từ cuối tháng 2, đầu tháng 3/2016) mỗi ngày có đến cả ngàn ngư dân Sầm Sơn cơm bọc, áo đùm thay nhau “biểu tình ôn hòa” trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa để đòi “công lý và quyền sống”! Họ yêu cầu chính quyền trả lại cho ngư dân bến đỗ ghe thuyền thủy sản của họ ở bãi biển Sầm Sơn, không được “cưỡng chiếm” để bán cho Tập đoàn FLC, chính quyền không được đuổi ghe tàu của họ lên neo đậu ở bến mới cách đấy 10km, như vậy chẳng khác nào triệt tiêu kế sinh nhai hàng bao đời nay của họ! Trước việc chính quyền tỉnh Thanh Hóa định “cướp” trắng bến đỗ ghe thuyền của ngư dân Sầm Sơn để bán cho Tập đoàn FLC làm công trình “du lịch hay quốc phòng” gì đó, sau 10 ngày đêm nghe ngóng đến mất ngủ, ông Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến buộc phải xuất hiện như một nhà lãnh đạo “của dân, do dân và vì dân” để đối thoại trực tiếp với ngư dân Sầm Sơn. Ông hào hùng tuyên bố: “Tôi đã rà soát lại các văn bản, nhưng không có văn bản nào chỉ rõ bà con phải di chuyển bến thuyền cả!”. Rồi ông vung tay hiệu triệu người ngư dân như một lãnh tụ vô sản thực thụ chỉ ra con đường mưu sinh, kiếm sống cho họ: “Vậy xin bà con ngư dân cứ ra khơi khai thác và đánh bắt như lâu nay bà con ta vẫn làm”! Tiếp tục đọc

Hãy đọc và suy ngẫm. Đừng vô cảm!

Tháng Mười Một 2, 2017

 

90 triệu người Việt phải “sáng tròn mắt” khi người Nhật tiết lộ về mối quan hệ Việt – Trung :

http://asianbeutylives.com/tin-tuc/hang-trieu-nguoi-viet-sang-mat-khi-mot-nguoi-nhat-tiet-lo-ve-moi-quan-he-viet-trung/

Thư bày tỏ quan ngại về trường hợp của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga của các học giả và chuyên gia trên toàn thế giới

Tháng Mười Một 2, 2017

Kính gửi: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán tại Hà Nội

Kính thưa Quý vị,
Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những cáo buộc và tuyên phạt dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên blogger Mẹ Nấm, và bà Trần Thị Nga.

Theo truyền thông nhà nước của Việt Nam, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt vào tháng 10 năm 2016 và bà Trần Thị Nga bị bắt vào tháng 1 năm 2017 vì những cáo buộc như sau: “đăng nhiều bài viết, clip có nội dung chống lại đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trên Facebook cá nhân và trang Youtube, trả lời phỏng vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp thông tin sai lệch về hoạt động của các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

Những cáo buộc trên vi phạm quyền tự do phát biểu như quy định trong luật pháp quốc tế mà Việt Nam phải tôn trọng. Tuy nhiên, toà án của Việt Nam đã tuyên phạt bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 29/6/2017 và bà Trần Thị Nga vào ngày 25/5/2017 lần lượt với bản án 10 năm tù và 9 năm tù. Đây là những bản án đặc biệt nặng nề cho hai phụ nữ có con nhỏ dưới 10 tuổi, chỉ vì các hoạt động ôn hòa đáng lẽ đã không nên và không thể bị hình sự hoá.

Vì lý do pháp lý và nhân đạo, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện. Tiếp tục đọc

 ĐỒNG TÂM: ĐÔI LỜI NHÂN VIỆC ĐẢNG CÁCH CHỨC VÀ KHAI TRỪ BÀ NGUYỄN THỊ LAN.

Tháng Mười 25, 2017

  -Nguyễn Đăng Quang-

       Cách đây trên một tuần, bà con Đồng Tâm thông báo một tin, chẳng biết nó là tin vui hay tin buồn, đó là Huyện ủy Mỹ Đức sẽ sớm có quyết định cách chức và khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, người phụ nữ đã quyết định chọn và đứng hẳn về phía người dân trong suốt những ngày trước, trong và sau biến cố Đồng Tâm, và cũng là người thay mặt cho các bên đọc to BẢN CAM KẾT 3 điểm viết tay của Chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm trưa hôm 22/4/2017 trước sự chứng kiến và reo hò vang dậy của hơn một ngàn người dân có mặt tại Nhà Văn hóa xã Đồng Tâm. Người viết bài này có ý định viết một bài ngắn nhân quyết định này, nhưng vì chưa có văn bản chính thức, nên không dám khởi bút. Nay văn bản quyết định trên đã được công bố và thực thi, đúng vào lúc người viết bài này chẳng may bị ốm, không đủ sức khỏe viết được dài, nên chỉ xin cố gắng có đôi dòng tâm tư gửi đến người dân xã Đồng Tâm cũng như gửi đến riêng bà Nguyễn Thị Lan thay cho sự cảm thông và khâm phục, như sau: 

            Gần đây, xem ra “LÒNG DÂN” và “Ý ĐẢNG” không được như xưa, mà ngày càng xa cách và khác biệt, đôi khi trái ngược và mâu thuẫn nhau, nhiều khi lại ở 2 cực đối kháng nữa! Cách đây hơn 2 năm, trong bàì viết Vài lời ngỏ cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lúc ông này đang là Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, khi ông ta tỏ ra bức xúc và bực tức trước hiện tượng mà ông này gọi là “Xu thế ghét Trung Quốc” của người dân Việt Nam! Người viết bài này có viết, xin trích: “ĐCSVN vẫn tự nhận là đại diện cho ý chí, quyền lợi và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam, sao nay ông lại nói ngược với ý chí và tình cảm của người dân? Phải chăng ông muốn bắt nhân dân Việt Nam phải chuyển từ “xu thế ghét Trung Quốc” sang “xu thế yêu Trung Quốc” ư? Ông không thấy rằng trong vấn đề này, “Ý Đảng trái hẳn với Lòng Dân” hoặc nói một cách khác là “Lòng Dân khác hẳn với Ý Đảng” sao, thưa ông?”.  Chắc ông Đại tướng họ Phùng cảm thấy đau, nên không dám lên tiếng trả lời! Tiếp tục đọc

Bốn ngộ nhận thường thấy về dân chủ

Tháng Mười 23, 2017

Vi Yên

Vi Yên đã nêu cô đọng, chính xác “bốn ngộ nhận thường thấy về dân chủ”. BVN muốn bổ sung một ngộ nhận nữa, bằng ý kiến của ông Trần Xuân Bách: “Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng. Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia”, và tóm tắt ý kiến này như sau: Dân chủ, phải đấu tranh đòi thì mới có.

Bauxite Việt Nam

Nhắc tới “dân chủ”, hầu hết mọi người liên tưởng về những xứ sở mà ở đó con người sống trong cảnh giàu có, các quyền của họ được bảo vệ, xã hội thì thịnh vượng, việc quản trị quốc gia lại chẳng có gì để phàn nàn. Nhiều cái tên được xướng lên như minh chứng cho giấc mơ ấy: một nước Mỹ tự do, một Tây Âu phồn thịnh, hay một nước Nhật văn minh.

Dĩ nhiên người ta không thể tìm ra nổi một quốc gia độc tài nào đáp ứng được những kì vọng ấy. Singapore có thể đem tới cho người dân một cuộc sống sung túc nhưng lại kém tự do. Trung Quốc hùng mạnh nhưng đầy rẫy các vụ bắt bớ, đàn áp và thông tin bị kiểm duyệt đến mức đáng sợ. Bắc Triều Tiên dẫu có là siêu cường hạt nhân song dân chúng phải sống trong cảnh cơ hàn. Những ví dụ ấy càng củng cố thêm niềm tin rằng không có dân chủ thì những giấc mơ kia cũng không thành hiện thực.

Nhưng mặt khác, chúng ta cũng có thể kể ra một loạt vấn đề tồi tệ của các quốc gia dân chủ. Ấn Độ với nền kinh tế trì trệ và nạn tham nhũng nằm ở mức báo động. Philippines nghèo nàn và quản trị kém. Thậm chí cả nước Mỹ cũng có đó những vụ khủng bố triền miên. Rốt cuộc, tại sao những quốc gia được gọi là dân chủ ấy lại chẳng tuyệt vời như ta tưởng?

May thay, vấn đề không nằm ở dân chủ mà do chúng ta đã kì vọng quá mức về nó.

Dân chủ không phải là tấm thảm thần Tiếp tục đọc

Phê phán sách phê phán

Tháng Mười 21, 2017

Nguyễn Đình Cống

1- Giới thiệu

Sách phê phán (SPP) là quyển “Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị trong đảng. Sách do Hội đồng lí luận trung ương đứng tên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật phát hành tháng 8-2017, in 5000 cuốn. Nội dung gồm 36 bài, với các vấn đề như: Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML) và con đường XHCN; phản bác ý kiến phi chính trị lực lượng vũ trang và xem nhẹ nền quốc phòng toàn dân; bảo vệ đường lối đối ngoại của đảng; phê phán quan điểm đa nguyên đa đảng; phản bác sự hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự; đấu tranh với tự diễn biến, tự chuyển hóa; phê phán quan điểm đảng cộng sản (ĐCS) không thể chống tham nhũng; nền văn hóa, văn nghệ phải do đảng lãnh đạo. Trên 90% tác giả là giáo sư, PGS, TS, Tôi đã đọc cuốn sách và có đôi lời phản biện.

Ấn tượng đầu tiên là sách không bán. Phải chăng vì muốn giữ bí mật, chỉ lưu hành nội bộ? Nếu cần giữ bí mật thì vì lí do gì, hay đây là tài liệu tuyên truyền nên cần phát miễn phí cho những người có quyền đọc và có nghĩa vụ phải đọc.

Sách khá dày (518 trang khổ lớn), một số bài về hậu phương quân đội, quốc phòng toàn dân tôi chỉ lướt qua, không có ý kiến gì. Những bài tôi quan tâm thuộc về CNML, sự lãnh đạo của ĐCS, con đường XHCN. Xem qua, thấy bài nào cũng có vẻ hùng hồn, dùng luận cứ rõ ràng, luận chứng chặt chẽ. Nhưng khi đọc kĩ lại phát hiện ra những thủ đoạn ngụy biện, những lập luận dối trá. Chúng được dùng để bảo vệ hoặc chứng minh những luận đề sai.

Hiện nay trong xã hội VN có mâu thuẫn giữa 2 trường phái, tạm gọi A và B, Trường phái A gồm những người trung thành với chủ thuyết CS, bảo vệ CNML và con đường XHCN. Trường phái B gồm những người thấy được sai lầm của CNML, của CS, của con đường CNXH, muốn làm cải cách hoặc thay đổi thể chế. Ngoài 2 trường phái trên còn có những người khác, trong đó có 2 loại đáng để ý sau: 1- Loại thờ ơ, bàng quan với tình hình đất nước; 2- Loại thoái hóa, biến chất về đạo đức, tham nhũng, cửa quyền. Loại 1 được cả A và B tranh thủ, lôi kéo. Loại 2 bị A, B và cả loại 1 căm ghét, lên án. Quyển sách là một phần trong cuộc đấu của A chống lại B.

2- Cuộc đấu A-B Tiếp tục đọc

Cảm thán đôi điều chuyện giáo sư Tương Lai “tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng”

Tháng Mười 10, 2017

Hạ Đình Nguyên

Lão giáo sư Tương Lai, đã qua tuổi 80, một con người đã chính chuyên theo Đảng từ thời còn xuân, bỗng dưng thành “phản động” cỡ 20 năm nay, rõ nét nhất từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bởi cái sự kiện “Hội nghị Thành Đô”. Thật ra chưa bao giờ ông nghĩ có một ngày mình lại mang tên là “phản động”. Ông có ý thức mình là người chống cái sai của Đảng Cộng sản, và cũng không tán thành – tự lúc nào không rõ – chủ nghĩa Mác-Lê-Mao. Ông không phủ định toàn bộ giá trị chủ nghĩa Mác, và ông đã từng viết; “Giá như đừng có chủ nghĩa Mac thì hơn”. Sau mút mùa “chống Pháp”, “chống Mỹ”, ông quay sang chống “Trung Quốc bành trướng”; tiếp theo, lại “chống cái sai của Đảng”. Đó là suốt chặng đường đời mà ông đã và đang đi. Và vì thế, ông là con người khó để đánh giá đơn giản về lý tưởng yêu nước, trình độ tri thức và lòng nhiệt thành cách mạng của ông. Một cuộc đời gắn bó vời dòng chảy gập ghềnh quanh co của vận mệnh dân tộc qua mọi giai đoạn. Đó gần như là định mệnh của những người trí thức Việt Nam

Ông kinh qua nhiều chức vụ trong chính quyền Cộng sản, chức vụ cuối cùng là Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam mà ông đã xin từ chức (31/12/1997), vì không đồng quan điểm với cấp trên về sự kiện (tỉnh) Thái Bình (7/1997). Sau khi rời chức vụ, ông vẫn tiếp tục một cách sống tích cực như thế, đấu tranh bằng ngòi bút và nhiệt huyết của mình.

Tuổi 80, ông từng có mặt trong các cuộc xuống đường chống Bành trướng Bắc Kinh, đòi Nhà nước Việt Nam phải thực thi dân chủ hóa từng bước, cùng với thanh niên và dân chúng Sài Gòn trong những năm qua. Ông viết liên tục trên các báo mạng, trả lời phỏng vấn của các nhà báo quốc tế, để bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình về tình hình thời cuộc. Ông chịu đựng sự sách nhiễu các kiểu rất thô bạo của nhà cầm quyền. Tiếp tục đọc

Trao đổi với Nguyễn Trung

Tháng Mười 3, 2017

Nguyễn Đình Cống

Vừa qua ông Nguyễn Trung đã công bố bài viết “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới”. Bài viết được nhiều người quan tâm, đánh giá cao. Đó là những kiến nghị tâm huyết và có giá trị của một trí thức, một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, còn nặng lòng với đất nước. Đối với tôi, Nguyễn Trung thuộc bậc đàn anh. Tôi yêu mến, kính trọng ông, đồng ý với ông về cơ bản và trong phần lớn đề xuất cụ thể. Tuy vậy có một vài tiểu tiết tôi chưa nhất trí được, xin nêu ra để ông và những ai quan tâm trao đổi thêm.

A- Một số điều tôi nhất trí và rất tâm đắc

Đó là các nhận xét sau: đường lối đối nội và đối ngoại của đảng chẳng những đem lại cho đất nước những tổn thất lớn, mà còn đẩy đất nước vào con đường phát triển vừa lạc hậu, vừa lạc lõng… Một mình một đường đi như vậy, nước ta càng tụt hậu xa hơn và yếu đi.

Thất bại đất nước phải hứng chịu về nhiều mặt chính là thất bại của việc lấy chủ nghĩa chà đạp trí tuệ và các giá trị của tự do – dân chủ – quyền con người, là do người nắm quyền giành được một số lợi ích phe nhóm nhưng phải hủy hoại nhiều lợi ích quốc gia và lợi ích của dân tộc.

ĐCSVN hôm nay như đang là không có trí tuệ, phẩm chất và khả năng thực hiện nhiệm vụ lịch sử. Tiếp tục đọc

    MỪNG ĐẠI THỌ LẦN THỨ 102 LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH!

Tháng Mười 1, 2017

 -Nguyễn Đăng Quang-

 P1270750

            Hôm nay kỷ niệm ngày sinh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ sinh ngày 1/10/1916, tuổi Bính Thìn. Theo cách tính của người Á Đông và người Việt Nam ta thì cụ bắt đầu bước sang tuổi thứ 102, một mốc tuổi đại, đại thọ, rất ít cụ đạt được xưa nay! So với cách đây 2 năm khi cụ 100 tuổi, năm nay sức khỏe cụ đã giảm sút khá nhiều. Đi lại yếu hơn trước, trí nhớ kém đi, hay quên những việc mới xảy ra, nhưng ai nhắc lại cụ lại nhớ ra ngay. Tuy vậy, cụ vẫn duy trì được một tư duy tuyệt vời, ít người sánh kịp. Phòng ngủ của cụ nay phải chuyển từ tầng 2 xuống tầng 1 để tiện tiếp khách và đỡ phải lên xuống cầu thang hàng ngày! Buổi sáng cụ thường tập thể dục nhẹ ở sân vườn. Hàng ngày cụ theo dõi tình hình trong nước và thế giới qua 2 bản tin thời sự 12 giờ trưa và 19 giờ tối của VTV1, nhưng chủ yếu là cụ đọc đều đặn Bản tin A của Bộ Ngoại giao gửi đến hàng ngày. Tiếp tục đọc

Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới

Tháng Chín 30, 2017

 

Một kiến nghị tâm huyết

Nguyễn Trung

Hà Nội – Võng Thị, ngày 27-09-2017

Bài viết về Dự án cải cách đất nước được học giả Nguyễn Trung suy nghĩ tâm huyết trong nhiều ngày. Do tầm bao quát của nó, để bạn đọc dễ theo dõi, Bauxite Việt Nam xin tóm tắt lại bằng cách chọn trích những đoạn thên chốt dưới dây, tập hợp lại, trân trọng đặt trong khung, để những ai không có điều kiện và thì giờ thì có thể nghiền ngẫm trong chừng ấy cũng đã nắm được phần cốt lõi.

***

“Nhiệm vụ lịch sử không được phép tránh né của đảng hôm nay là phải cất cái “bình” hiện nay vào nơi trang trọng nhất có thể trong bảo tàng – phần lịch sử Việt Nam cận đại, để đánh dấu sự kết thúc con đường đất nước đã đi từ năm 1930 đến hôm nay, để từ đây thông qua cải cách thể chế chính trị mở ra một thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam độc lập thống nhất trong thế giới đã sang trang.

“ĐCSVN hôm nay như đang là không có trí tuệ, phẩm chất và khả năng thực hiện nhiệm vụ lịch sử nó phải làm nói trên. Và nếu cố tình vẽ ra một nhiệm vụ như thế cho đất nước thì nó cũng không thực hiện được, nhân dân cũng không tin. 42 năm độc lập thống nhất đã chứng minh thuyết phục: Ngoài đổi mới 1986 là nỗ lực của cả nước, ĐCSVN như đang là cho đến nay chỉ có thất bại trong mọi nỗ lực cải cách, dù đấy chỉ là những cải cách ở quy mô các vấn đề từng phần hay cục bộ (ví dụ: cải cách giáo dục, cải cách hành chính, tinh giảm biên chế…). Đơn giản vì bản chất và lợi ích của ĐCSVN hôm nay đối kháng với cải cách, do đó nó coi những ý tưởng cải cách là suy thoái đạo đức chính trị tư tưởng, là tự diễn biến, đặc biệt đố kỵ trong các vấn đề như xóa bỏ “Điều 4”, hòa giải dân tộc, xã hội dân sự…

“Cần phải học nhiều nữa để thấm thía nỗi hèn kém và cả những hư hỏng của chính bản thân mình và của đất nước, do cái dốt, cái lạc hướng, và cái khiếp nhược trước quyền uy sinh ra – trong đó cần phải thấy sự hèn kém này chính là một trong các thành tố tạo nên dinh lũy kiên cố của chế độ toàn trị hiện nay, những bước bị khuất phục đã xảy ra trước sự bành trướng và thâm nhập các mặt của Trung Quốc, cũng như thói tự ti và sính phương Tây, sính theo cái này hay theo cái khác và quên mất chính mình là ai. Đã xảy ra không hiếm trường hợp hèn kém đến mức đánh mất hoặc để bị cướp mất tinh thần tự trọng dân tộc và thể diện quốc gia…

“Cần phải học bằng được hòa giải dân tộc, để hàn gắn vết thương tay trái chém tay phải đến hôm nay vẫn còn rỉ máu. Cần phải học bằng được điều này để làm cho quốc gia đủ mạnh và vững vàng, không để cho bất kể tình huống nào các mưu đồ hoặc quyền lực đen tối dù từ đâu tới lại có thể một lần nữa xô đẩy đất nước vào thảm họa nội chiến này. Và trên hết cả, cần thông qua hòa giải dân tộc, để có được sự cố kết dân tộc làm nên một quốc gia chẳng những có sức mạnh bất khả kháng với mọi thách thức từ bên ngoài, mà còn là môi trường nẩy nở các giá trị cao đẹp, là nơi nuôi dưỡng, làm bệ đỡ, và đồng thời là thành lũy bảo hộ cho mọi nỗ lực tinh hoa của từng công dân của nó…

Nội dung cải cách có thể phác họa một cách tóm lược như sau:

Thứ nhất: Mục đích cuối cùng và cũng là cao nhất cải cách chính trị ở nước ta hôm nay phải đạt được nên là: Từ hòa giải, đoàn kết và đồng thuận dân tộc quật khởi nên một quốc gia Việt Nam phát triển của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam chúng ta – đúng với tinh thần đã nêu từ Cách Mạng Tháng Tám: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”, với các tiêu chí Dân chủ, Cộng hòa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

Thứ hai: Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự là 3 trụ cột làm nên quốc gia vững bền, phải được xây dựng và phát triển từng bước thích hợp trong tổng lộ trình hình thành nên một nước Việt Nam phát triển, với các tiêu chí như đã nêu trong điểm thứ nhất.

Thứ ba: Thể chế chính trị cần phải xây dựng là một nhà nước pháp quyền dân chủ, có phân định rạch ròi các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, hoạt động ràng buộc nhau và kiểm soát lẫn nhau trong khung khổ chung của một Hiến pháp mới; nhà nước này được xây dựng và hình thành trên những nguyên tắc của bầu cử dân chủ. Kinh tế thị trường và xã hội dân sự là 2 yếu tố căn bản tạo dựng nên nhà nước pháp quyền này, vì lẽ này nhà nước pháp quyền dân chủ tất yếu phải được xây dựng trên nền tảng của thể chế chính trị dân chủ đa nguyên, được thiết kế theo một hiến pháp mới đúng với tinh thần nhà nước do dân, của dân, vì dân. Đây phải là cái đích cuối cùng và cao nhất của toàn bộ quá trình cải cách chính trị lần này, được thực hiện dần từng bước dựa trên mọi thành quả kinh tế – chính trị – xã hội và tiến bộ của quốc gia đạt được trong suốt quá trình tiến hành cải cách này.

Học hỏi là động lực trí tuệ xuyên suốt quá trình này – vì thế tôi gọi đó là thể chế chính trị đa nguyên của học hỏi, của giác ngộ, của phát triển, bởi vì nó được xây dựng từng bước và thường xuyên nâng cao theo tiến trình của giác ngộ và phát triển; nó khác hẳn với đa nguyên của bầy đàn, vô minh và hỗn loạn. Nói đơn giản: Đó là lấy mở rộng tự do dân chủ tạo ra giác ngộ của trí tuệ và đồng thuận xã hội làm động lực cho việc tiến hành cải cách, để từng bước xây dựng nên một thể chế chính trị mới. Vì thế có thể nói: Cải cách chính trị lần này là tiến hành những cuộc vận động chính trị lớn và sâu rộng trong toàn xã hội như đã từng làm thời Cách Mạng Tháng Tám nhằm thay đổi sâu sắc toàn diện đời sống đất nước.

Thứ tư: Các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền sở hữu cá nhân, và các quyền con người phải được thể hiện đầy đủ và được bảo đảm trong Hiến pháp, đồng thời được phản ánh trong mọi bộ luật của quốc gia. Những quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do báo chí phải được xem và thiết kế là những quyền trực tiếp bảo đảm việc thực hiện các quyền công dân và quyền con người, đồng thời những quyền này làm nhiệm vụ tạo nền móng cho sự hình thành và hoạt động của xã hội dân sự, mang lại động lực cho tiến hành cải cách. Quân đội, công an và các lực lượng chuyên chính khác là công cụ bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh quốc gia, được xây dựng và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp quốc gia, chỉ trung thành với quốc gia, với nhân dân.

Thứ năm: Toàn bộ các đảng phái chính trị, các loại hình hiệp hội cùng các thành viên của nó chỉ được hoạt động trong khuôn khổ của xã hội dân sự, trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật – bao gồm cả luật/các luật về các đảng phái chính trị, hiệp, hội, các tổ chức dân sự khác… Tất đều bình đẳng trước pháp luật, tự túc về tài chính và không được sử dụng tiền thuế của dân.

“Một khi những cá nhân của những tổ chức này thông qua bầu cứ dân chủ theo luật định được cử vào tham gia bộ máy nhà nước thì trở thành đại diện của các cử tri bầu cho họ, hoạt động theo Hiến pháp, chứ không đại diện cho các đảng phái hay các tổ chức chính trị xã hội xuất thân của họ. Khái niệm đảng cầm quyền chỉ thuần túy là tên gọi không hơn không kém cho đảng phái có nhiều thành viên (thường là chiếm đa số hoặc thông qua liên minh) tham gia chính quyền. Nghĩa là: Không có các đảng phái hay các tổ chức chính trị xã hội với tính chất là chính nó trong bộ máy và hệ thống pháp quyền của nhà nước, đây là đặc trưng cốt lõi “nhà nước do dân, của dân, vì dân”.

“ĐCSVN như đang là phải làm được 2 việc:

“(1) Phải nhận thức được đòi hỏi sống còn đưa quốc gia bước sang thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã hoàn toàn thay đổi là trách nhiệm ràng buộc của đảng; nếu ĐCSVN hôm nay từ chối không làm, chống lại, hoặc làm hỏng… đều sẽ đồng nghĩa với phạm trọng tội chống lại quốc gia, đảng không còn chính danh để tồn tại; nếu để xảy ra như thế, cái trước sau phải đến không thể tránh được sẽ là: Chế độ toàn trị sẽ dẫn tới “dân lật thuyền”, hoặc bị tha hóa làm cho sụp đổ, đất nước lâm vào đại họa, chôn vùi theo toàn bộ sự nghiệp của đảng;

“(2) đảng phải quyết tâm thay đổi chính mình trước, phải tin vào nhân dân, và tự tin chính mình, quyết đi cùng với nhân dân mở ra trang sử mới đổi đời này của đất nước. Làm được như thế, ngoài cái tha hóa và tham nhũng thối nát ra, đảng không có gì để mất! Nắm mọi quyền lực trong tay, đảng đã dẫn dắt đất nước đi vào tình thế đau lòng và hiểm nghèo hôm nay, đảng phải có trách nhiệm ràng buộc tự lột xác mở lối ra cho đất nước! Đảng ra đời từ yêu nước, hy sinh cứu nước đã làm nên sự nghiệp của đảng. Giữ được truyền thống này và có nhân dân, đảng sẽ thực hiện được sứ mệnh lịch sử mới này.

“Tôi trân trọng đề nghị: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với trách nhiệm là người giữ cương vị cao nhất trong đảng, yêu cầu Bộ Chính trị ra quyết định khép lại quá khứ, đoàn kết toàn Bộ Chính trị và toàn đảng, huy động toàn đảng và dựa vào trí tuệ của nhân dân cả nước quyết tiến hành cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn này. Đảng phải thay đổi thành đảng của dân tộc để có thể dấy lên cuộc cải cách của toàn dân cứu nước và đổi đời đất nước! Đây cũng là con đường cứu đảng thành đảng của dân tộc, mãi mãi đi với dân tộc. Thời gian không chờ đợi. Mọi thách thức trong/ngoài đang uy hiếp đất nước không biết chờ đợi!”

N.T.

Nội dung

  1. Đòi hỏi sinh tử: Cải cách đổi đời đất nước, tr. 2
  2. Cải cách phải là sự nghiệp của toàn dân, tr. 7

III. Cái đích phải tới, tr. 11

***

Phụ lục I – Về con đường cải cách đi qua ĐCSVN đã chuyển đổi trở thành đảng của dân tộc, Nguyễn Trung, tr. 17

Phụ lục II – Về chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Trung, tr. 27

Phụ lục III – Về ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam, Nguyễn Trung, tr. 35

Phụ lục IV – Về sự hình thành và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam – PHẠM KHIÊM ÍCH, tr. 40

*

Cải cách thường phải do một lực lượng chính trị có ảnh hưởng và quyền lực chi phối quốc gia tiến hành – ví dụ như đảng nắm quyền, chính phủ, một lực lượng chính trị mạnh áp đảo… Nhưng tôi vẫn đặt vấn đề cả nước cùng tham gia cải cách vì các lý do sau đây: Tiếp tục đọc